Đập Tam Hiệp và những sự thật gây tranh cãi toàn thế giới

Cái tên đập Tam Hiệp ít nhiều bạn đã nghe hoặc nhìn thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo đài. Hay bạn mới chỉ biết đến là con đập lớn nhất thế giới, làm chậm vòng quay của trái đất,..? Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn ngỡ ngàng về những sự thật của con đập khổng lồ này.

Đập Tam Hiệp, Trung Quốc

Đập Tam Hiệp tại Trùng Khánh Trung Quốc

Giới thiệu về đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp là con đập được xây dựng chặn ngang sông Trường Giang (sông Dương Tử) trên địa phận giữa Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc và Phù Lãng thuộc thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc. Đây là công trình được xây dựng vào năm 1994 với tổng vốn đầu tư là 24,6 tỷ USD. Bắt đầu từ ngày 1/6/2003, phần hồ trong đập chính thức được mở để chứa nước từ thượng nguồn. Đến thời điểm hiện tại, đập Tam Hiệp được coi là con đập lớn nhất thế giới và chi phí xây dựng cũng lớn nhất thế giới.

Các thông số về dự án

Con đập có tổng chiều dài là 2.355 mét, đỉnh đập cao nhất lên tới 185 mét so với mực nước biển. Chiều cao của đập là 181m. Để xây dựng được phần thân thành của công trình này, lượng bê tông được sử dụng khoảng 27,2 triệu mét khối. Những con số về các hồ chứa nước sẽ khiến bạn phải kinh ngạc đấy. Chiều dài của hồ là 660km, chiều rộng là 1.12km. Thể tích chứa nước là 40 tỷ mét khối nước.

Kinh phí

Khi dự án được lên kế hoạch, phía Chính Phủ Trung Quốc dự tính tổng chi phí khoảng 22,5 tỷ USD. Đến năm 2008, khi dự án đang bước vào giai đoạn cuối hoàn thành, mức kinh phí đã đội vốn lên 24 tỷ USD. Ngoài chi phí cho việc giải phóng mặt bằng, bồi thường và di chuyển người dân đến khu tái định cư mới an toàn hơn. Chi phí cho việc thiết kế và xây dựng chiếm một nửa trong tổng kinh phí của dự án.

Tổng kinh phí xây dựng gần 24 tỷ USD

Tổng kinh phí xây dựng gần 24 tỷ USD

Với kinh phí dự án lớn như vậy, Chính Phủ Trung Quốc đã phải tính toán, kêu gọi các nguồn tài trợ từ trong và ngoài nước. Một phần từ nguồn thành lập Quỹ xây dựng đập Tam Hiệp, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Một phần từ trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vay từ các ngân hàng thương mại khác. Phần còn lại được trích từ nguồn doanh thu khi đập sẵn sàng đưa vào hoạt động.

Sự ra đời của con đập

Để xây dựng được một dự án lớn như vậy, việc nghiên cứu và đưa ra ý tưởng là vô cùng khó khăn và cần nhiều thời gian.

Hình thành ý tưởng

Đầu năm 1919, sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công, Tôn Trung Sơn năm quyền hành lãnh đạo. Trong kế hoạch phát triển đất nước của mình, Ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một con đập chặn ngang qua sông Trường Giang. Với mục đích ngăn ngừa lũ lụt, đem lại kinh tế cho nền công nghiệp điện và thể hiện sức mạnh của đất nước.

Sự ra đời của đập Tam Hiệp

Sự ra đời của đập Tam Hiệp

Tuy nhiên, ở thời điểm bấy giờ, việc thiết kế và xây dựng một con đập khổng lồ như vậy là không có khả năng thực thi do điều kiện kinh tế và kỹ thuật còn yếu. Mãi đến năm 1944, một kỹ sư thuộc Phòng nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra ý tưởng về bản thiết kế về dự án. Nhưng sau 3 năm triển khai thì dự án lại phải tạm dừng vì Trung Quốc không có đủ điều kiện về mặt tài chính.

Quá trình nghiên cứu tính khả thi của dự án

Đến năm 1954, Trung Quốc xảy ra thảm họa thiên tai, lũ lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và kinh tế. Các nghiên cứu về dự án lại được tiếp tục thực hiện.

Sau nhiều năm, có rất nhiều luồng ý kiến xoay quanh vấn đề có nên thực hiện dự án này không. Nhiều người lo ngại, nếu con đập không đủ kiên cố để chống chịu với áp lực nước của sông Dương tử, hậu quả khi đập vỡ sẽ vô cùng lớn. Việc ảnh hưởng của tình hình chính trị- kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn tới sự đình trệ của dự án. Thêm vào đó, trình độ kỹ thuật công nghệ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của dự án.

Năm 1963, khi Quốc Hội đưa ra chính sách mới để xây dựng nền công nghiệp phía Nam. Ý tưởng xây dựng đập Tam Hiệp lại được các nhà lãnh đạo đề xuất thực hiện. Nhưng đến năm 1966, khi cuộc Cách mạng văn hóa TRung Quốc diễn ra cùng với sự lo ngại về chế độ Liên Xô có nguy cơ bị sụp đổ đã khiến ý tưởng này lại tạm dừng.

Năm 1978, cuộc cải cách kinh tế được diễn ra, các khu công nghiệp được xây dựng và dần phát triển mạnh. Đòi hỏi một lượng lớn điện năng phục vụ cho hoạt động của các cơ sở sản xuất. Điều này đã thúc đẩy, buộc Chính Phủ phải đưa ra quyết định thực hiện dự án để tháo gỡ khó khăn.

Phê chuẩn dự án

Năm 1978, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ký quyết định để dự án xây dựng đập Tam Điệp. Khi thông tin dự án được thực thi, rất nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân và hệ sinh thái. Trung Quốc đã mời rất nhiều các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng thủy điện trên thế giới tham gia vào dự án.

Trước những ý kiến trái chiều, dự án được tạm hoãn để làm dịu dư luận. Tuy nhiên, năm 1988 đã xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Chính quyền đã đưa ra luật cấm tất cả những phản đối, suy biện về dự án này. Nếu có ý chống đối sẽ bị bắt giữ vì tội phạm pháp.

Quá trình xây dựng đập Tam Hiệp

Quá trình xây dựng đập Tam Hiệp

Ngày 03/04/1992, trong phiên bỏ phiếu tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc đã thông qua quyết định thực hiện dự án đập Tam Hiệp. Bất chấp một phần ba số đại biểu bỏ phiếu phản đối hoặc để phiếu trắng.

Ngay sau khi quyết định được đưa ra, việc di dời người dân đã nhanh chóng được thực hiện. Các bước đầu trong giai đoạn được chuẩn bị nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện và đánh giá để phù hợp với thiết kế.

Quá trình xây dựng con đập

  • Năm 1993: Khởi công xây dựng
  • Năm 1997: Sông Trường Giang bị chặn dòng chảy để thực hiện dự án
  • Năm 2003: Những tổ máy phát điện đầu tiên được đưa vào hoạt động, cổng phục vụ cho tàu thuyền qua lại được mở cửa.
  • Năm 2009: Giai cuối cùng được hoàn thành. Kết thúc 16 năm xây dựng đập Tam Hiệp

Trong quá trình xây dựng, rất nhiều khó khăn và trở ngại. Rất nhiều công nhân đã thiệt mạng khi tham gia xây dựng. Nhiều vụ bê bối liên quan đến tham ô, rút ruột công trình, chất lượng xây dựng xấu đã bị đưa ra tòa. Nhiều cán bộ lãnh đạo đã bị kết tội khi để xảy ra tệ nạn.

Thủ tướng Chu Dung Cơ đã kiên quyết xử lý các vi phạm và giám sát nghiêm ngặt mọi quy trình xây dựng. Rất nhiều phần đã bị phá bỏ do không đảm bảo chất lượng theo đúng thiết kế. Những tác động xảy ra ngoại dự đoán khiến các kỹ sư phải điều chỉnh lại thiết kế để phù hợp với tình.

Sản xuất và phân phối điện

Công ty China Yangtze Power được chịu trách nhiệm trong việc sản xuất điện tại đập. Với tổng công suất điện là 22.500 MW, đập Tam Điệp được coi là đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Máy phát điện

Tổng số máy phát điện lên đến 34 máy, mỗi máy có công suất 700MW. Trọng lượng của một máy phát điện là 6.000 tấn. Do lượng nước trong hồ chứa là rất lớn cùng với tốc độ dòng chảy khoảng 600-900 mét khối trên giây nên các kỹ sư cũng sử dụng tuabin lớn. Tuabin lớn nhất có đường kính 11m, tuabin nhỏ nhất cúng có đường kính khoảng 9m

Tất cả các máy phát điện được sử dụng đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng điện như AAB Group, VGS,… cũng tham gia chuyển giao công nghệ.

Máy phát điện trong nhà máy

Tiến độ hoạt động

Ngày 10/702003, tổ máy phát điện số 22 chính thức được đưa vào hoạt động. Đây là tổ máy đầu tiên thực hiện bước ngoặt quan trọng trong cả dự án xây dựng đập Tam Điệp.

Tiếp sau đó, đến năm 2006, 14 máy phát điện đặt ở phía bắc đập được đưa vào hoạt động với tổng công suất là 9800 MW.

Đến cuối năm 2008, 12 máy đặt ở phía Nam trong tổng 32 máy chính được đưa vào vận hành tạo ra lượng điện khoảng 14,1 GW.

Năm 2012, 6 máy chính còn lại được đặt ở trong nhà máy điện ngầm cũng hoàn thành quá trình chạy thử nghiệm. Sau 9 năm xây dựng hệ thống máy phát điện đã đưa vào hoạt động hết công suất với 22,5 GW.

Mục đích xây đập Tam Hiệp

Ngay từ khi đưa ra ý tưởng xây dựng con đập khổng lồ này, các nhà chính quyền đã đặt ra những mục đích hàng đầu phục vụ lợi ích quốc gia.

Kiểm soát lũ

Sông Trường Giang là con sông lớn thứ 3 trên thế giới, ngoài những lợi ích mà chúng đem lại. Thì vấn đề lũ lụt hàng năm cũng khiến Ngân sách phải mất một khoản lớn để khắc phục hậu quả thiên tai. Hai bên sông là nơi sinh sông của hàng triệu người dân.

Việc xây dựng đập thủy điện với mục đích chính là kiểm soát được lũ lụt. Khi mùa mưa lũ đến, các hồ chứa trong đập sẽ lưu lại lượng nước để giảm tốc độ dòng chạy xuống hạ lưu. Sau đó sẽ xả nước dần dần để giảm áp lực lên thành hồ. Việc lưu trữ nước này sẽ làm giảm thiệt hại về người và của khi có lũ lụt. Mỗi lần thủy điện xả lũ sẽ thông báo để người dân quanh khu vực đập biết để tránh.

Thủy điện

Thủy điện là nguồn năng lượng sạch tái tạo đem lại hiệu quả nhất. Giảm tình trạng ô nhiễm không khí và khai thác khoáng sản phụ phục vụ nhiệt điện.

Với lượng điện sản xuất được mỗi năm là 84 tỷ KWh. Lượng điện này đủ để cung cấp cho một phần ba dân số Trung Quốc. Phục vụ cho sản xuất, công nghiệp thúc đẩy kinh tế. Với dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc sẽ tiết kiệm được khoản đang kể nếu không phải mua điện từ các quốc gia khác.

Mở cửa giao thông đường thủy

Giao thông đường thủy

Giao thông đường thủy

Ngoài lợi ích từ nguồn thủy điện, đây cũng là nơi giao thương giữa nhiều vùng kinh tế phát triển. Việc vận chuyển hàng quá qua đường thủy sẽ tăng được trọng tải mỗi chuyến hàng, giúp giảm chi phí vận chuyển.

Được xây dựng tại nơi giao nhau giữa hai tỉnh Hồ Bắc và Trùng Khánh, hai địa điểm phát triển công nghiệp trọng yếu phía nam. Đẩy mạnh giao thương và phát triển kinh tế.

Thủy lợi

Việc tích trữ nước góp phần quan trọng trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực hạ lưu, các khu nuôi trồng.

Nước ở các con sông lớn cũng là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nước sạch. Cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân và các khu công nghiệp.

Trong mùa khô hạn, lượng nước tại các con sông thấp, các hồ chứa sẽ xả nước để phục vụ nhu cầu của người dân, tưới tiêu đồng ruộng.

Khẳng định sức mạnh của Trung Quốc

Trung Quốc luôn muốn thể hiện sức mạnh của mình với thế giới. Việc xây dựng một con đập lớn nhất thế giới sẽ khẳng định vị thế của họ. Một công trình vĩ đại thể hiện trình độ, sự phát triển về khoa học kỹ thuật của đất nước họ.

Những sự thật về con đập lớn nhất thế giới

Chính vì mức độ ảnh hưởng của đập Tam Hiệp với Trung Quốc và thế giới là vô cùng lớn. Nên rất nhiều thông tin về con đập này đều được đưa ra phân tích.

Hình ảnh đập Tam Hiệp xả lũ

Hình ảnh đập Tam Hiệp xả lũ

Kinh phí khủng

Theo những thông tín mà phí Trung Quốc công bố, tổng mức chi phí để xây dựng con đập này là khoảng 25 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, mức tốn kém của công trình khổng lồ này có thể lên đến 75 tỷ đô la Mỹ. Con số này được ước tính mà bao gồm cả những thiệt hại, tổn thất trong quá trình xây dựng.

Đây là một trong số nguyên nhân mà rất nhiều người phản đối. Để giải phóng mặt bằng cho toàn bộ công trình đã tốn một nửa trong tổng kinh phí. Hàng triệu người dân đã phải sơ tán, chuyển tới nơi khác sinh sống. Theo thống kê, có tới 140 thị trấn, 13 thành phố và hàng ngàn công trình đã bị phá bỏ.

Thời gian hoàn thành

Tính cả thời gian từ khi hình thành ý tưởng thì mất tới gần trăm năm, ý tưởng này mới thành sự thật. Từ năm 1919, sau bao khó khăn và trở ngại, đến tận 1994, dự án mới được khởi công xây dựng. 15 năm để hoàn thành một công trình tầm cỡ thế giới.

Ngay từ khi bắt đầu, dự án đã vấp phải nhiều tranh cãi cả trong và ngoài nước. Đến khi thực hiện, do nhiều nguyên nhân từ chủ quan và khách quan, thời gian kết thúc dự án không đạt theo đúng kế hoạch.

Ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

Không thể phủ định những lợi ích từ việc xây đập đem lại. Nhưng cũng có rất nhiều tác động xấu tới môi trường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc xây dựng đập tam Hiệp là nguyên nhân dẫn đến một phần lớn nguồn nước ngọt ở đây bị ô nhiễm.

Sau khi con đập được xây dựng, rất nhiều mỏ khoáng sản đã mọc ra để khai thác. Việc này đã thải ra một lượng lớn các chất thải rắn và kim loại nặng xuống khu vực đáy hồ và bị chặn lại.

Xả lũ tại Đập Tam Hiệp

Xả lũ tại Đập Tam Hiệp

Rất nhiều sinh vật đã chịu ảnh hưởng từ dự án này. Rừng và sông có hệ sinh thái mở vô cùng đa dạng. Một số sinh vật đã bị tuyệt chủng vì môi trường sống của chúng bị phá hủy. Để giải phóng mặt bằng, người ta đã chặt hạ rất nhiều cây gỗ. Kết cấu đất rừng không có rễ cây bảo vệ, làm tăng nghiêm trọng tình trạng sạt lở và xói mòn đất. Rất nhiều khu vực đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng.

Ảnh hưởng tới các di sản và địa điểm du lịch

Xung quanh khu vực hồ có rất nhiều di sản thiên nhiên và địa điểm du lịch. Với chiều dài hồ chứa nước lên tới 600 km đã nhấn chìm hàng nghìn di tích có giá trị lịch sử lâu đời. Các nhà khảo cổ học cho rằng, còn rất nhiều địa điểm di tích lịch sử chưa được tìm thấy trong khu vực hồ đều bị nước nhấn chìm.

Tỷ lệ giàu nghèo càng chênh lệch

Hàng triệu người dân đã phải bỏ lại nơi mình đang sinh sống và kinh doanh để di dời tới những khu tái định cư. Những khu này đều hẻo lánh và không hề thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhiều người đã phải bò lại tài sản, đất cát, trang trại, cơ sở sản xuất để bắt đầu lại từ đầu. Mặc dù được chính phủ bồi thường nhưng đấy không phải con số thỏa đáng khiến họ gặp khó khăn và trở nên nghèo.

Tuy nhiên, người ta cho rằng, lợi ích mà nó đem lại cho một số nhóm đối tượng lại khiến họ trở nên giàu có. Sự chênh lệch giàu nghèo càng thể hiện rõ sau nhiều năm khai thác đập.

Làm chậm nhịp quay của Trái Đất

Với dung tích hồ chứa là gần 40 tỷ mét khối nước, một con số khổng lồ như vậy sẽ tạo nên dòng chảy vô cùng mạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh tác động của dòng chảy tới nhịp quay của trái đất. Mỗi ngày, dòng chảy tác động khiến Trái Đất quay chậm hơn 0.06 micro giây.

Các nguy cơ có thể xảy ra

Nhiều giả thiết được đưa ra nếu đập Tam Hiệp bị vỡ. Rất nhiều âm mưu nhằm tấn công vào con đập lớn nhất thế giới này. Khi đập bị vỡ, gần 40 tỷ mét khối nước sẽ tràn xuống hạ lưu đa dọa đến mạng sống và vật chất của con người. Dòng chảy mạnh của nước sẽ cuốn trôi và nhấn chìm nhiều thành phố. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính trị, văn hóa, kinh tế, quân đội,…

Qua bài viết này, chúng ta đã thấy được những thông tin đáng kinh ngạc về đập Tam Hiệp. Hãy thường xuyên theo dõi để cập nhập những tin tức mới nhất và thú vị về con đập có sức ảnh hưởng tới thế giới này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18 − fourteen =